Sukhoi Su-35 (trước đây có tên gọi là Su-27M, tên ký hiệu của NATO Flanker-E) là máy bay tiêm kích hạng nặng, tầm xa, đa năng, chiếm ưu thế trên không thế hệ 4,5 hiện đại được phát triển bởi hãng Sukhoi. Do có các đặc trưng và thành phần của máy bay giống với Su-30MKI, Sukhoi Su-35 được xem như là người anh em với Sukhoi Su-30MKI, một phiên bản đặc biệt của Su-30. Su-35 được phát triển xa hơn nữa, và kết quả là Su-35BM. Su-35 hiện đang phục vụ với một số lượng nhỏ trong Không quân Nga.
Thiết kế và phát triển
Chương trình thử nghiệm T10-24 đã được xây dựng từ năm 1985. Các chuyến bay kiểm tra đã cất cánh vào năm 1988. Nguyên mẫu đầu tiên đã được trưng bày công khai vào năm 1992 ở Triển lãm hàng không Farnborough. Máy bay có tên gọi ban đầu là Su-27M (T-10S-70), nhưng sau đó đã đổi thành Su-35, dù tên gọi Su-27M vẫn còn tồn tại trong hệ thống tên gọi của quân đội Nga. Mười một nguyên mẫu đã được chế tạo đến năm 1994. Nó bắt đầu phục vụ thử nghiệm trong không quân Nga vào năm 1995. Sau đó một phiên bản cải tiến khác từ Su-35 là Su-37 'Flanker-F' đã được phát triển song song và chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1996. Su-35 hiện nay chỉ được sản xuất cho Không quân Nga. Mới đây Su-35 đã xuất hiện trong triển lãm hàng không MAKS-2007 International Aviation and Space Salon vào tháng 8 năm 2007.
Su-35 có cánh lớn và động cơ có công suất lớn hơn với các loại khác của dòng Su-27, Su-33 'Flanker-D' và Su-35 có cùng kiểu cánh lớn và động cơ công suất lớn. Các thay đổi khác từ Su-27 và Su-30 là các cánh mũi, mũi máy bay lớn hơn, sử dụng nhiều hơn vật liệu sợi các bon, và hợp kim lithium-nhôm trong cấu trúc thân, đồng thời các cánh đuôi có hình vuông hơn và rộng hơn. Phần đầu có một rada quét mảng pha điện tử bị động cải tiến. Máy bay đã được cập nhật công nghệ điện tử hàng không và các hệ thống điện tử, bao gồm hệ thống lái số fly-by-wire và 1 radar tìm kiếm-khóa mục tiêu ở phía sau để bắn các tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động. Nó có hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.
Hiện đại hóa
Sukhoi bắt đầu hiện đại hóa Su-35 vào giữa thập niên 2000 để đưa Su-35 thành một máy bay tiêm kích thế hệ 4.5 hiện đại, tận dụng các công nghệ hiện tại đã có. Su-35 hiện đại hóa sẽ đựoc thiết kế tạm thời cho đến khi máy bay thế hệ thứ 5 PAK FA (T-50) được đưa vào hoạt động. Chiếc Su-35 hiện đại hóa đầu tiên mới đây đã được trưng bày tại triển lãm hàng không MAKS-2007 vào tháng 8-2007. Phiên bản Su-35 mới bay lần đầu vào ngày 19 tháng 2-2008. Phiên bản này bay giờ đang được sản xuất để cung cấp cho khách hàng bắt đầu vào năm 2009. Su-35 hiện đại hóa được gọi là "Su-35BM" (Bolshaya Modernizatsiya - Hiện đại hóa lớn) bởi một số nguồn, nhưng Sukhoi đơn giản chỉ đề cập nó là một máy bay tiêm kích như "Su-35".
Su-35 mới bỏ đi cánh mũi và cánh tà hãm tốc độ từ thiết kế ban đầu của Su-35. Thiết kế mới có một khung máy bay gia cố nhằm tăng tuổi thọ và có một radar nhỏ hơn ở phía trước. Su-35 hiện đại hóa có phần mũi mới, trong đó chứa một radar quét mảng pha điện tử bị động cải tiến và máy bay cũng được nâng cấp hệ thống điện tử hàng không và các hệ thống điện khác, bao gồm hệ thống lái số fly-by-wire và radar quét sau để điều khiển tên lửa SARH. Hệ thống đẩy véc tơ 2 chiều không đối xứng đã được thử nghiệm trên Su-35 và có vẻ như sẽ làm cơ sở để phát triển Su-37. Động cơ đẩy véc tơ 2D mới có tên gọi 117S, đã được phát triển và thay thế các động cơ AL-35 hay AL-31F hiện có.
Vào tháng 7-2008, Nga đã giới thiệu Su-35 cho Ấn Độ, Malaysia và Algeria. Chính phủ Venezuela cũng biểu thị mỗi quan tâm đến việc mua vài chiếc Su-35.
Các phiên bản
- Su-27M/Su-35: Máy bay tiêm kích một chỗ.
- Su-35UB: Máy bay tiêm kích và huấn luyện hai chỗ.
- Su-35S: Phiên bản dành riêng cho Không quân Nga, trước đây mang tên Su-35BM. Máy bay tiêm kích một chỗ với hệ thống điện tử nâng cấp và những cải tiến khác ở thân máy bay (như bỏ cánh mũi).
Thông số kỹ thuật
Đặc điểm riêng
* Phi đoàn: 1
* Chiều dài: 21.9 m (72.9 ft)
* Sải cánh: 15.3 m (50.2 ft)
* Chiều cao: 5.90 m (19.4 ft)
* Diện tích cánh: 62.0 m² (667 ft²)
* Trọng lượng rỗng: 17.500 kg (38.600 lb)
* Trọng lượng cất cánh: 25.300 kg (56.660 lb)
* Trọng lượng cất cánh tối đa: 34.500 kg (76.060 lb)
* Động cơ: 2× Lyulka AL-35F
o Lực đẩy thường: 7.600 kgf (74.5 kN, 16.750 lbf) mỗi chiếc
o Lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội: 14.500 kgf (142 kN, 31.900 lbf) mỗi chiếc
Hiệu suất bay
* Vận tốc cực đại: Mach 2.25 (2.500 km/h, 1.550 mph)
* Tầm bay: 3.600 km (1.940 nmi)
* Tầm bay tuần tiễu: 4.500 km (2.430 nmi) với thùng nhiên liệu phụ
* Trần bay: 18.000 m (59.100 ft)
* Vận tốc lên cao: >280 m/s (>55.100 ft/min)
* Lực nâng của cánh: 408 kg/m² (84.9 lb/ft²)
* Lực đẩy/trọng lượng: 1.1
Vũ khí
* 1× pháo 30 mm GSh-30 với 150 viên đạn
* 2× giá treo đầu cánh cho tên lửa không đối không R-73 (AA-11 "Archer") hoặc thiết bị ECM
* 12× giá treo ở cánh và thân cho 8.000 kg (17.630 lb) vũ khí, bao gồm:
o Tên lửa không đối không
+ AA-12 Adder (R-77)
+ AA-11 Archer (R-73)
+ AA-10 Alamo (R-27)
o Tên lửa không đối đất và đối hải
+ AS-17 Krypton (Kh-31)
+ AS-16 Kickback (Kh-15)
+ AS-10 Karen (Kh-25ML)
+ AS-14 Kedge (Kh-29)
+ AS-15 Kent (Kh-55)
+ AS-13 Kingbolt (Kh-59)
o Bom
+ KAB-500L
+ KAB-1500 bom dẫn đường bằng laser/TV
+ FAB-100/250/500/750/1000
* Phi đoàn: 1
* Chiều dài: 21.9 m (72.9 ft)
* Sải cánh: 15.3 m (50.2 ft)
* Chiều cao: 5.90 m (19.4 ft)
* Diện tích cánh: 62.0 m² (667 ft²)
* Trọng lượng rỗng: 17.500 kg (38.600 lb)
* Trọng lượng cất cánh: 25.300 kg (56.660 lb)
* Trọng lượng cất cánh tối đa: 34.500 kg (76.060 lb)
* Động cơ: 2× Lyulka AL-35F
o Lực đẩy thường: 7.600 kgf (74.5 kN, 16.750 lbf) mỗi chiếc
o Lực đẩy khi đốt nhiên liệu phụ trội: 14.500 kgf (142 kN, 31.900 lbf) mỗi chiếc
Hiệu suất bay
* Vận tốc cực đại: Mach 2.25 (2.500 km/h, 1.550 mph)
* Tầm bay: 3.600 km (1.940 nmi)
* Tầm bay tuần tiễu: 4.500 km (2.430 nmi) với thùng nhiên liệu phụ
* Trần bay: 18.000 m (59.100 ft)
* Vận tốc lên cao: >280 m/s (>55.100 ft/min)
* Lực nâng của cánh: 408 kg/m² (84.9 lb/ft²)
* Lực đẩy/trọng lượng: 1.1
Vũ khí
* 1× pháo 30 mm GSh-30 với 150 viên đạn
* 2× giá treo đầu cánh cho tên lửa không đối không R-73 (AA-11 "Archer") hoặc thiết bị ECM
* 12× giá treo ở cánh và thân cho 8.000 kg (17.630 lb) vũ khí, bao gồm:
o Tên lửa không đối không
+ AA-12 Adder (R-77)
+ AA-11 Archer (R-73)
+ AA-10 Alamo (R-27)
o Tên lửa không đối đất và đối hải
+ AS-17 Krypton (Kh-31)
+ AS-16 Kickback (Kh-15)
+ AS-10 Karen (Kh-25ML)
+ AS-14 Kedge (Kh-29)
+ AS-15 Kent (Kh-55)
+ AS-13 Kingbolt (Kh-59)
o Bom
+ KAB-500L
+ KAB-1500 bom dẫn đường bằng laser/TV
+ FAB-100/250/500/750/1000
Thế hệ tiên tiến 4 ++
Trước lần thao diễn này, vào ngày 19.2.2008, đội ngũ chế tạo Su-35 đã đón Tổng thống Vladimir Putin cùng người sắp kế nhiệm ông – Dmitry Medvedev, đến thăm và trực tiếp chứng kiến chuyến bay đầu tiên của chiếc tiêm kích này.
Thực ra, chiếc Su-35 cất cánh lần đầu tiên là vào tháng 4.1992. Nhưng khi đó Su-35 đang ở giai đoạn thử nghiệm, được cải tiến, nâng cấp từ chiếc Su-27M (NATO thường gọi là Flanker-E). Trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 1995, lực lượng không quân Nga được trang bị 11 chiếc Su-35, nhưng do khi đó ngân sách quân sự của Nga rất eo hẹp, gặp nhiều khó khăn, nên chương trình sản xuất chiếc máy bay hiện đại này phải dừng lại. 11 chiếc Su-35 nói trên chủ yếu được dùng cho mục đích thử nghiệm và bay để dương oai thôi.
Chiếc Su-35 thế hệ mới được bổ sung thêm phiên hiệu BM, trong tiếng Nga có nghĩa là “sự hiện đại hóa lớn”. Kế hoạch hiện đại hóa Su-35BM được bắt đầu từ những năm cuối thập niên 90, khi mà lực lượng không quân Nga đòi hỏi phải có những thay đổi và bổ sung thêm máy bay và khí tài mới. Trong khi chờ đợi máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5, thì chiếc Su-35BM được coi là thế hệ 4++.
Khác với những chiếc Su-35 đầu tiên, Su-35BM được trang bị hệ thống điều khiển thông tin tiên tiến nhất, có trạm phát sóng bằng ăng-ten lưới “Irbis” và động cơ 117S có thể thay đổi các lực đẩy véc-tơ. Về ngoại hình, Su-35BM hầu như không có gì khác so với chiếc Su–27, ngoại trừ phần đuôi nằm ngang được giữ lại từ thiết kế của những chiếc Su-35 đầu tiên.
Theo lời phi công thử nghiệm của Tổ hợp sản xuất vũ khí mang tên Sukhoi – Sergei Bogdan, chiếc Su-35BM mới khác nhiều so với máy bay cùng loại được sản xuất trước đây. Trước hết là hệ thống điều khiển với những trang thiết bị kỹ thuật cao cho phép tự điều chỉnh cân bằng máy bay trong mọi chế độ bay. Nếu sử dụng các loại máy bay khác thì phi công cần phải tính toán khá phức tạp mỗi khi thay đổi chế độ bay.
Chiếc tiêm kích mới này được thiết kế để có thể bay và tác chiến trong điều kiện mà các loại tiêm kích “kinh điển” dạng 4+ không thể tiến hành chiến đấu được. Nhờ có các tính năng ưu việt, trong đó có tốc độ lẫn trần bay, Su-35BM được giới quân sự Nga đánh giá là nhỉnh hơn so với các loại tiêm kích hiện đại thế hệ 4+ của Mỹ, Liên minh châu Âu hay Pháp như F-18 Super Hornet, Dassault Rafale, Eurofighter Typhoon. Thậm chí chiếc máy bay này có thể không đối không với loại máy bay thế hệ thứ 5 của Mỹ là F–22. Đáng lưu ý là giá thành của Su-35BM khá rẻ, chỉ vào khoảng 40 triệu USD, rẻ hơn cả Eurofighter Typhoon lẫn F-22.
Nhiều tính năng ưu việt
Trong lần thử nghiệm đầu tiên chiếc Su-35BM, các nhà quân sự Nga đã cho một chiếc Su–30MK bay song hành để so sánh tính năng, tải trọng, động cơ của hai chiếc máy bay này. Trong khi chiếc Su-35BM tăng tốc một cách nhẹ nhàng, thì chiếc Su–30MK phải sử dụng các chế độ phụ trợ mà đôi khi vẫn không đeo bám kịp.
Phi công thử nghiệm Sergei Bogdan sau 13 lần bay thử chiếc Su-35BM tỏ vẻ khá thích thú khi không cần sử dụng chế độ bắt buộc mà chiếc máy bay vẫn đạt xấp xỉ tốc độ siêu thanh một cách khá dễ dàng. Điều này cho thấy, ở điều kiện trọng lượng nào đó, Su-35BM có thể đạt tốc độ siêu thanh mà không cần chế độ bắt buộc. Tính năng này chỉ có ở MiG–31 và F-22 Raptor.
Nhờ có loại động cơ mới 117S, nên độ an toàn của mỗi chuyến bay của Su-35BM được nâng cao. Máy bay không bị “bổ nhào” và luôn đảm bảo sự cân bằng với bất kỳ vận tốc nào. Được tăng sức đẩy của động cơ, nên Su-35BM rất dễ dàng khi muốn tránh xa hay tiếp cận nhanh chóng đối phương. Không chỉ thực hiện các động tác chiến đấu phức tạp như nhào lộn, bay dựng đứng, bổ nhào khi cài đặt chế độ đặc biệt, ngay cả khi bay với vận tốc thấp thì Su-35BM vẫn cho phép phi công thực hiện các động tác phức tạp như thế.
Trạm phát sóng ăng-ten lưới “Irbis” cho phép cùng một lúc Su-35BM quan sát 30 mục tiêu trên không và bắn hạ cùng lúc 8 mục tiêu trong số ấy. Chiếc máy bay này có thể hạ gục các mục tiêu trên không từ khoảng cách 400 km. Ngay cả những chiếc máy bay được coi là “tàng hình”, trang bị hệ thống chống ra-đa tối tân cũng sẽ bị Su-35BM phát hiện từ khoảng cách 90 km.
Tuy được trang bị nhiều vũ khí hiện đại hơn, nhưng do hệ thống thông tin được cải tiến gọn nhẹ, nên trọng lượng của Su-35BM không khác Su–27, chỉ nặng 16,5 tấn. Hơn thế nữa, nhờ có động cơ mới nên trọng tải cao nhất của Su-35BM lên đến 38,8 tấn. Điều này cho phép máy bay tăng thêm lượng nhiên liệu dự trữ lên đến 11,5 tấn so với 9,4 tấn của Su–27. Ngoài ra, Su-35BM còn có bình nhiên liệu phụ 3 tấn. Tuy trọng lượng vũ khí mang theo trên máy bay của Su-35BM và cả Su -27 là như nhau, chỉ 8 tấn, nhưng với các trang thiết bị mới nhất, Su-35BM có thể sử dụng tất cả các loại vụ khí hiện đại nhất, từ vũ khí điều khiển bằng tay đến vũ khí tự động, kể cả bom tấn, tên lửa để hủy diệt các cơ sở không quân của đối phương.
Do có tính năng vượt trội so với nhiều loại máy bay cùng loại của các quốc gia khác, nên Su-35BM có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, giới chuyên gia Nga nói rằng nó có thể cạnh tranh với cả loại tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet của Mỹ, hiện đang rất được ưa chuộng. Quốc gia đầu tiên mong muốn sở hữu loại máy bay này là Venezuela. Cách đây không lâu, Tổng thống Hugo Chavez đã xem loại máy bay này và ông rất hài lòng với các tính năng hiện đại của nó.
Trong chương trình hiện đại hóa lực lượng không quân của mình, vào năm 2006, Nga đã ra quyết định sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt các máy bay Su-35BM. Điều này cho thấy cùng với chương trình hiện đại hóa các hạm đội hải quân, Nga đang đẩy mạnh nâng cấp sức mạnh không quân để khôi phục vị trí hàng đầu thế giới về mặt quân sự của mình.
Theo:
- wikipedia.org
- vndefence.info